 |
chim công ngũ sắc
|
|
chim công ngũ sắc |
Kỹ thuật làm chuồng nuôi công
- Chuồng nuôi Chim Công khá đơn giản có thể tận dụng chuồng heo, chuồng bò, chuồng gà hoặc các nhà xưởng, nhà kho có sẵn sau đó cải tạo lại.

- Ta dùng lưới thép B40 quây xung quanh.
- Lưới cước, lưới lan hoặc lưới the ( làm phần lợp trên nóc ).
- Nền chuồng thường được rải cát ( loại cát vàng ) để tiện làm công tác vệ sinh, đảm bảo khô, thoáng, hạn chế các loài giun sán…. Nền cát cũng sẽ đảm bảo cho lông đuôi công không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển, đồng thời là chỗ để cho công tắm cát ( tắm nắng ) làm sạch bộ lông .
* Chim Công trong tự nhiên có sức đề kháng tốt, có thể chịu được mưa tạt, gió lùa .Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhân tạo ta nên làm chuồng cho kín đáo, nếu có điều kiện ta làm thêm sân cho chim ra vận động và tắm nắng giúp chim phát triển tốt, ít bệnh tật.
- Với quy trình nuôi công nghiệp : Một ô chuồng tiêu chuẩn đươc thiết kế như sau :
Rộng ngang : 3 ,5 - 4m; Dài 5 – 6 m; Cao 2,7 – 3m .
Với diện tích này có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành ( tỉ lệ 1 đực + 1 cái , hoặc 1 đực + 2 cái ) .Hoặc có thể nuôi được : 10 – 15 cá thể chim công ( 6 – 12 tháng tuổi ) .
Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tại của trại nuôi có thể thiết kế theo các kích thước rộng , hẹp ngang khác nhau ; miễn sao đảm bảo các yếu tố : thoáng mát, đảm bảo vệ sinh cho chim phát triển tốt.
|
|
|
|
|